Hiện nay, sau khi Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT và 05/2012/TT – BGDĐT của Bộ Giáo Dục được ban hành yêu cầu sinh viên các trường đại học muốn được cấp bằng thạc sỹ, tiến sĩ,…. phải có trình độ ngoại ngữ ở mức tương đương theo Khung trình độ chung châu Âu, nhiều học viên băn khoăn, lo lắng vì nhiều nguồn thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về khái niệm tiếng Anh chuẩn châu Âu và không biết làm thế nào để lấy được chứng chỉ này? học ở đâu, luyện thi thế nào, hình thức bài thi ra sao, ……
(các thông tin dưới đây được thu thập từ văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin của các trường đại học quốc gia và từ www.cambridgeenglish.org).
Tiếng anh khung trình độ Châu Âu là gì?
Khung trình độ Chung Châu Âu (CEFR) (Viết tắt của Common European Framework for Reference), được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, nhằm cung cấp một cơ sở chung trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo khoa...trên toàn Châu Âu. Khung trình độ chung châu Âu (tên đầy đủ là Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu) được xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại.
Khung trình độ chung châu Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2.
Khung trình độ Chung Châu Âu (CEFR) (Viết tắt của Common European Framework for Reference), được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, nhằm cung cấp một cơ sở chung trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo khoa...trên toàn Châu Âu. Khung trình độ chung châu Âu (tên đầy đủ là Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu) được xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại.
Khung trình độ chung châu Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2.
- A1: Căn bản (Tốt nghiệp cấp I)
- A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)
- B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ)
- B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)
- C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)
- C2: Thành thạo
Khung tham chiếu, đúng như tên gọi của nó, là khung qui định chung của Hội đồng Châu Âu về việc qui đổi một số kỳ thi chuẩn quốc tế sang định mức phân chia các trình độ theo quy chuẩn châu Âu như đã nói ở trên. Nói cách khác, với người học và dạy ngoại ngữ chúng ta, khung tham chiếu này cho chúng ta thông tin những kỳ thi chuẩn mực nào có thể được qui đổi ra khung trình độ Châu Âu và mức qui đổi chi tiết ra sao.
Mời bạn xem các hình ảnh từ trang web chính thức về Khung Tham Chiếu trình độ Châu Âu của Đại học Cambridge (http://www.cambridgeenglish.org/abou...age-standards/).
Bảng tham chiếu Khung trình độ chung Châu Âu và các chuẩn trình độ quốc tế
Từ khung tham chiếu chúng ta có thể thấy trong cột màu đỏ cuối cùng, hệ thống quy chuẩn của châu Âu qui định trình độ B1 châu Âu sẽ tương đương kết quả thi IELTS 4.5
Mời bạn xem các hình ảnh từ trang web chính thức về Khung Tham Chiếu trình độ Châu Âu của Đại học Cambridge (http://www.cambridgeenglish.org/abou...age-standards/).
Bảng tham chiếu Khung trình độ chung Châu Âu và các chuẩn trình độ quốc tế
Từ khung tham chiếu chúng ta có thể thấy trong cột màu đỏ cuối cùng, hệ thống quy chuẩn của châu Âu qui định trình độ B1 châu Âu sẽ tương đương kết quả thi IELTS 4.5
Council of Europe (CEF) level | IELTS | TOEFL Paper/ Computer/ Internet | Cambridge ESOL Exams |
8.0 | |||
C2 | 7.5 7.0 | 600/250/100 | CPE (pass) |
C1 | 6.5 | 577/233/91 | CEA (pass) |
6.0 | 550/213/80 | ||
B2 | 5.5 | 527/197/71 | FCE (pass) |
5.0 | 500/173/61 | ||
B1 | 4.5 | 477/153/53 | PET (pass) |
4.0 | 450/133/45 | ||
A2 | 3.0 | KET (pass) | |
A1 |
Chứng chỉ B1 - CEFR Châu Âu
Chứng chỉ B1 chứng nhận người học có khả năng: Bạn đủ khả năng để có thể sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh để giao tiếp với người bản ngữ trong đời sống hàng ngày, đọc sách giáo khoa - tạp chí có nội dung đơn giản hoặc ghi chép trong một cuộc họp.
Tại Việt Nam, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các Trường Đại học áp chuẩn điều kiện xét tuyển đầu vào/ra những học viên Cao học (Thạc sĩ) tại các Trường Đại học có chức năng đào tạo Đại học hoặc sau Đại học.
Hình thức thi Chứng chỉ B1 - CEFR Châu Âu: gồm 3 phần, tổng thời gian là 135 phút
- Reading and Writing: Bài thi Đọc có 5 phần, Bài thi Viết có 3 phần, mỗi phần trên có nhiều loại câu hỏi và dạng đề thi khác nhau. Thời gian dành cho 2 kỹ năng là: 1 Giờ 30 Phút, phần đọc có 35 câu, phần viết có 7 câu. Tổng số điểm chiếm 50% của chứng chỉ B1.
- Listening: Bài thi Nghe có 4 phần, thời gian thi 30 phút, cộng với 6 phút để đánh kết quả trả lời vào Answer Sheet, cả bài thi bao gồm 25 câu nghe. Tổng sổ điểm của chiếm 25% của chứng chỉ B1.
- Speaking: Bài thi Nói có 4 phần, Bạn phải đối diện với 2 vị giám khảo, một giám khảo nói với Bạn, một giám khảo ngồi nghe Bạn nói, thời gian dành cho Bạn: 10 - 12 phút. Tổng sổ điểm của chiếm 25% của chứng chỉ B1.
Đánh giá
1. Tổng điểm của 3 bài thi là 100 điểm.
2. Thí sinh đạt tổng số 50,0 điểm, điểm mỗi phần thi không dưới 30% là đạt yêu cầu.
Đối tượng cần Chứng chỉ B1 - CEFR Châu Âu
1. Tổng điểm của 3 bài thi là 100 điểm.
2. Thí sinh đạt tổng số 50,0 điểm, điểm mỗi phần thi không dưới 30% là đạt yêu cầu.
Đối tượng cần Chứng chỉ B1 - CEFR Châu Âu
- Các sinh viên đang theo học trình độ Thạc sĩ tại Việt Nam cần thi đạt chứng chỉ Tiếng Anh trình độ tương đương B1 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR)
- Căn cứ Thông báo số 826/2011/TB-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận về các cơ sở giáo dục tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên Tiếng Anh theo khung tham chiếu 6 bậc Châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2)
- Các học sinh, sinh viên muốn đạt kết quả tốt trong các chứng chỉ quốc tế như PET, TOEIC, TOEFL và IELTS
- Các đối tượng khác có nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ theo chuẩn khung tham chiếu Châu Âu (CEFR- Xem chi tiết tại đây)
- (E&J CAFE)
0 Comment "Tiếng Anh khung chuẩn Châu Âu (B1, B2,C1, C2) và hình thức thi lấy chứng chỉ"
Đăng nhận xét