Trong loạt bài viết ngắn rất hữu ích này mà tôi nhận được chia sẻ từ Vietnamworks.com, thiết nghĩ nó một mặt giúp chúng ta tích lũy kinh nghiệm tìm việc từ đội ngũ chuyên gia uy tín của Nhật, mặt khác các nó cũng giúp nâng cao kỹ năng viết tiếng Nhật.
Ý thức về thời gian khác nhau tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia. Lúc tôi mới sang Việt Nam, khi có người nói “mình đến trễ 1 chút nhé”, tôi nghĩ chắc họ chỉ trễ 5 phút thôi, vậy mà đôi khi tôi phải đợi đến hơn 30 phút. Người Nhật đặc biệt rất chính xác về thời gian, khi họ nói “tôi đến trễ một chút” nghĩa là họ sẽ trễ từ 1 đến khoảng 20 phút. Nhưng khoảng thời gian này đối với người Việt, theo quan sát của tôi, lại là từ 10 phút đến 1 giờ đồng hồ. Tôi không nói bên nào tốt, bên nào xấu (ngay cả người Nhật như tôi đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi với sự chính xác này). Điều quan trọng là cần tránh những rắc rối không đáng có và hiểu rõ sự khác nhau giữa hai bên. Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này là nói rõ bạn sẽ trễ bao lâu. Nhất là những lúc đi phỏng vấn hoặc đến cuộc họp quan trọng, bạn hãy thông báo mình sẽ trễ bao lâu. Và nhất thiết phải tới đúng thời gian mà bạn đã giao hẹn lại. Morio Nakatsuka (JapanWorks Career Advisor) Như ở trên tôi đã nói, ý thức về thời gian thật sự khác nhau ở mỗi nước. Ngày trước, khi du học ở Canada, tôi có người bạn cùng phòng là người Mexico. Tôi vẫn nhớ có một lần vì không giữ chìa khóa phòng nên chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 4 giờ để cùng về. Lúc đó vừa đúng giữa mùa đông, mà ở Canada thì mùa đông thật sự rất lạnh, có khi xuống tới âm mười mấy độ. Vậy mà tôi đã phải chờ anh ta đúng 3 tiếng đồng hồ, tới tận 7 giờ anh ta mới xuất hiện. Anh ta cười nói với tôi “ xin lỗi nhé, tôi đến hơi trễ”. Vào khoảng khắc đó, tôi chợt nhận ra rằng “à, đây chính là sự khác biệt văn hóa.” Morio | 時間の感覚って国や文化によって大きく異なりますよね。 日本人は特別時間に正確な傾向が強いので、日本人の「 どっちが良い、悪い、というものではないのですが( 中塚森生 (JapanWorks キャリアアドバイザー) 上にも書きましたが、 中塚 |
0 Comment "Trễ giờ kiểu Nhật"
Đăng nhận xét